Phẫu thuật nội soi trong điều trị thai ngoài tử cung là phương pháp hiệu quả được được đánh giá cao trong các trường hợp thai phụ chửa ngoài tử cung chưa vỡ hoặc đã vỡ với lượng máu trong ổ bụng ít và chưa ảnh hưởng đến toàn trạng của người bệnh.
1. Thế nào là chửa ngoài tử cung?
Chửa ngoài tử cung là khái niệm chỉ hiện tượng trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Các vị trí đó có thể là vòi trứng (trường hợp này chiếm 95 – 98%), buồng trứng, ổ bụng…
Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ chị em phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh hoặc từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng là những đối tượng có nguy cơ cao.
Chửa ngoài tử cung là khái niệm chỉ hiện tượng trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở ngoài buồng tử cung
2. Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung được áp dụng khi nào?
Phương pháp mổ nội soi thai ngoài tử cung là kỹ thuật điều trị có hiệu quả trong các trường hợp thai phụ bị chửa ngoài tử cung mà chưa vỡ hoặc đã vỡ với lượng máu chưa nhiều.
Phẫu thuật nội soi được chỉ định trong các trường hợp cụ thể dưới đây:
– Bệnh nhân có thai nằm ngoài tử cung và có huyết động trong trạng thái ổn định.
Dưới đây là những trường hợp chống chỉ định thực hiện mổ nội soi với thai ngoài tử cung:
– Thai ngoài tử cung đã vỡ và gây hiện tượng trụy mạch.
– Mổ nội soi không bảo tồn vòi trứng trong trường hợp huyết tụ thành nang và thai nhi đã có tim thai.
3. Quy trình tiến hành mổ nội soi thai ngoài tử cung
Mổ nội soi lấy thai ngoài tử cung được chỉ định với hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung. Thủ thuật này nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh và bảo tồn được thiên chức làm mẹ.
Thời gian thực hiện của mổ nội soi thai ngoài tử cung sẽ phụ thuộc nhiều vào độ phức tạp của ca phẫu thuật cũng như trình độ tay nghề của ekip thực hiện.
Quy trình thực hiện mổ nội soi thai ngoài tử cung bao gồm các bước chính như sau:
Bước 1: Thai phụ sẽ được khám tổng quát và khám chuyên khoa để đánh giá toàn trạng, xác định xem có nên chỉ định mổ nội soi không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp phòng tránh thai có thể được áp dụng và phân tích nguy cơ chửa ngoài tử cung tái phát.
Bước 2: Thai phụ tiến hành ký cam đoan phẫu thuật, tiến hành các bước để chuẩn bị cho phẫu thuật như: thụt tháo, vệ sinh bụng, âm hộ, thông tiểu, sát khuẩn thành bụng tại vùng mổ.
Bước 3: Bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản để đảm bảo an toàn khi thực hiện
Bước 4: Tiến hành bơm khí CO2
Bước 5: Chọc Trocar
Bước 6: Bác sĩ sẽ đánh giá ổ bụng và vùng tiểu khung
Bước 7: Tiến hành phẫu thuật
Bước 8: Rửa ổ bụng và kiểm tra lần cuối
Bước 9: Bảo tồn vòi tử cung
Bước 10: Mở vòi tử cung và lấy thai ra khỏi vòi tử cung
Bước 11: Kết thúc cuộc mổ
Sản phụ có thể về nhà ngay sau vài ngày lưu viện. Với kỹ thuật nội soi này, thời gian phục hồi của chị em khá nhanh nên đa số chị em đều có thể đi lại ngay. Thông thường, chị em cần nghỉ ngơi từ 7-14 ngày là đã có thể tham gia vào các hoạt động như thường lệ. Thời gian để cơ thể người bệnh hồi phục hoàn toàn là khoảng gần một tháng.